CAO ĐỘ LÀ GÌ
Cao độ thường được gọi với cái tên quen thuộc là “cốt” công trình (cos). Trong quá trình thi công thiết kế xây dựng công trình chúng ta có thể sử dụng 2 cách gọi phổ biến này. Cao độ trong xây dựng là khảo sát và đo đạc chính xác chiều cao, hướng gió và độ dốc của khu vực dự kiến xây dựng.
Việc tiến hành đo cao độ công trình xây dựng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây cũng là thông số có tác động lên tất cả những thiết kế công trình trên mảnh đất đó sau này. Việc biết được chính xác cao độ sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và có tốc độ nhanh chóng hơn.
Máy đo độ cao là gì?
Máy đo độ cao còn được sử dụng với tên gọi phổ biến nhất là máy thuỷ bình hay máy thuỷ chuẩn. Đây là công cụ được dùng trong những lĩnh vực liên quan đến đo đạc và khảo sát. Chức năng chủ yếu của máy này là đo độ chênh cao của các vật trên cùng một mặt phẳng.
Hiện nay, có 2 loại máy đo đó là; Máy cơ khí và máy điện tử. Mỗi loại đều được phân chia làm nhiều cấp độ chính xác cao thấp khác nhau. Tuỳ thuộc vào mỗi loại có nhu cầu đo khác nhau. Một số hãng cung cấp máy đo nổi tiếng hiện nay phải kể đến như: PCE, Nikkon,..
Máy đo độ cao PCE-AM 85 – PCE
– Đo độ cao lên đến 9000 m
– Đo áp suất khí quyển
– Tích hợp máy đo gió
– Dễ sử dụng
– Kích thước nhỏ gọn
– Có dây đeo cổ tay
Tổng số người xem bài viết: 40